VIÊN UỐNG TINH CHẤT NGHỆ TURMERIC CURCUMIN: UỐNG VÀO CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Ngô Mai Khanh
Thứ Hai, 18/09/2023
Nội dung bài viết

Turmeric, hay còn gọi là củ nghệ, được sử dụng phổ biến như một loại gia vị, đồng thời là vị thuốc quý nhờ chứa hoạt chất Curcumin có khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu:

- Turmeric là gì? 

- Turmeric và Curcumin có tác dụng gì?

- Tác dụng phụ của Turmeric

- Cách sử dụng Turmeric và Curcumin mang lại hiệu quả cao nhất

Turmeric là gì? Tác dụng của Turmeric trong điều trị bệnh như thế nào? |  ReadyQ

TURMERIC LÀ GÌ?

Turmeric hay còn gọi với cái tên quen thuộc là cây nghệ/củ nghệ, thuộc họ gừng, có xuất xứ từ Đông Ấn. Ngày nay được trồng nhiều ở các nước Châu Á và Trung Mỹ.

Mặc dù Turmeric có nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý về liều lượng sử dụng vì khi sử quá nhiều sẽ gây ra các ức chế ngược và các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cơ thể.

10 LỢI ÍCH NỔI BẬT CỦA TURMERIC VÀ CURCUMIN

Điều trị viêm kết mạc

Viêm kết mạc là một nỗi lo của nhiều người bởi nó ảnh hưởng đến thị giác rất nhiều. Từ xưa, người Ấn Độ vẫn luôn tin rằng và sử dụng Turmeric để rửa mắt nhằm điều trị bệnh viêm kết mạc. Gần đây, ngày càng có nhiều cuộc nghiên cứu nổ ra.

Tiêu biểu là một cuộc nghiên cứu về vi khuẩn học và thực nghiệm trên 50 người bị bệnh viêm kết mạc lâm sàng đã chứng minh rằng thuốc nhỏ mắt thuộc hãng Haridra có thành phần chiết xuất từ Turmeric, hoàn toàn có hiệu quả kháng khuẩn và vô hiệu hóa các trực khuẩn E.coli, Staphylococcus Aureus, Klebsiella và Pseudomonas. Turmeric sẽ làm dịu và dần chữa lành viêm kết mạc.

Turmeric giúp chống oxy hóa, tăng sức đề kháng

Stress oxy hóa là tình trạng mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa, khiến tế bào, mô mỡ, DNA và protein trong cơ thể bị tổn thương, sức đề kháng suy giảm. Stress oxy hóa là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh như:

- Lão hóa

- Tiểu đường

- Xơ vữa động mạch

- Thoái hóa thần kinh (Alzheimer, Parkinson)

- Bệnh tim

- Ung thư

Curcumin là một chất chống oxy hóa mạnh có thể trung hòa và ức chế hoạt động của các gốc tự do. Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy Curcumin giúp kích thích các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể.

Turmeric mang lại nhiều lợi ích cho làn da

Turmeric dưới dạng tinh bột nghệ hoặc chiết xuất là phương pháp làm đẹp tự nhiên được rất nhiều người ưa chuộng bởi độ an toàn và hiệu quả cao. Đối với làn da, Turmeric mang lại những tác dụng nổi bật như:

- Giúp da trắng sáng, mịn màng hơn: Các hoạt chất chống oxy hóa trong Turmeric có thể giúp cải thiện độ trắng sáng và đàn hồi của làn da. Tuy nhiên nếu sử dụng mặt nạ từ tinh bột nghệ, bạn cần lưu ý chống nắng thật kỹ bởi loại mặt nạ này sẽ khiến da bị bắt nắng nhiều hơn.

- Giảm mụn viêm, mụn trứng cá: Các loại mụn do tình trạng viêm nhiễm có thể được cải thiện đáng kể bởi Turmeric chứa những hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn rất mạnh mẽ.

- Giúp vết thương mau lành: Các nghiên cứu cho thấy hoạt chất Curcumin trong nghệ mang lại nhiều tác động tích cực đến các mô và collagen, đồng thời giảm tình trạng viêm nhiễm và oxy hóa. Nhờ đó, nó có thể khiến vết thương mau lành hơn.

- Giúp giảm thâm, sẹo: Thâm sẹo là tình trạng rất dễ gặp phải sau khi bị mụn hoặc bị thương. Turmeric giúp làm dịu da, hạn chế hình thành các vết thâm, sẹo, cũng như khiến chúng nhanh biến mất hơn.

Bạn có thể kết hợp việc uống và bôi Turmeric cùng lúc để mang lại nhiều lợi ích cho làn da hơn.

 

Mặt nạ được chiết xuất từ Turmeric giúp cải thiện làn da

Turmeric giúp tăng cường chức năng gan

Khả năng chống oxy hóa của Turmeric mạnh đến mức nó có thể bảo vệ lá gan của bạn khỏi những tổn thương do độc tố gây ra. Điều này đặc biệt có ích cho những người hay uống rượu bia, hút thuốc, hoặc phải sử dụng các loại thuốc chữa bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng gan.

Các nghiên cứu cho thấy thường xuyên sử dụng chiết xuất Turmeric sẽ mang lại những tác dụng cho gan như:

- Hạn chế sự xâm nhập của các chất độc hại vào gan (rượu bia, thuốc lá, kháng sinh,…)

- Hạ men gan

- Giảm tích tụ mỡ trong gan

- Thúc đẩy quá trình thanh lọc, đào thải độc tố ra khỏi gan

- Ức chế hoạt động của các gốc tự do được sinh ra khi gan chuyển hóa các chất độc hại.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ sử dụng Turmeric ở dạng tinh bột nghệ hoặc tốt nhất là dạng chiết xuất bởi nó chứa hàm lượng Curcumin cao, ít tạp chất. Sử dụng bột nghệ thô không những kém hiệu quả mà còn gây phản tác dụng, khiến gan nóng hơn và phải hoạt động nhiều hơn bởi nó chứa nhiều tinh dầu, tạp chất.

 

Turmeric ức chế CCl4 giúp bảo vệ gan

 

Turmeric mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa

Từ lâu, nghệ hay Turmeric đã được sử dụng trong các bài thuốc Đông y cho các vấn đề về tiêu hóa. Nhờ đặc tính chống viêm mạnh mẽ, Turmeric có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột của bạn:

-  Cải thiện hệ tiêu hóa: Turmeric kích thích dạ dày tiết dịch tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn, đồng thời khiến bạn ăn uống ngon miệng hơn.

- Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng: hoạt chất chính Curcumin trong nghệ có khả năng chống viêm tuyệt vời, do đó bạn có thể uống chiết xuất Turmeric để phòng ngừa cũng như giảm các triệu chứng của viêm loét đại tràng.

Một nghiên cứu đã chia những người bị viêm loét đại tràng thành 2 nhóm, nhóm 1 dùng Curcumin và Sulfasalazine (một loại thuốc giảm viêm), nhóm 2 dùng giả dược và Sulfasalazine. Sau 6 tháng kết quả cho thấy chỉ 4% những người thuộc nhóm 1 bị tái phát, trong khi đó ở nhóm 2 con số tái phát là 20%.

- Ức chế các tác nhân gây viêm: Không chỉ làm giảm các tác nhân gây viêm trong ruột, Turmeric còn giúp củng cố thành ruột để ngăn chặn vi khuẩn có hại lan ra các cơ quan khác như gan, thận,…

- Giảm đau dạ dày: có nhiều nguyên nhân khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn bình thường và gây đau dạ dày. Turmeric có thể trung hòa lượng axit và xoa dịu các cơn đau dạ dày,

- Giảm tình trạng buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, trào ngược dạ dày.

 

turmeric-cai-thien-he-tieu-hoa-gymstore

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

Không sử dụng Turmeric khi đói vì bản chất Turmeric tồn tại trong môi trường kiềm, nếu bạn sử dụng lúc này, hợp chất sẽ chuyển thẳng xuống ruột non và phân hủy, không có bất kỳ hiệu quả nào.

Không sử dụng quá nhiều Turmeric trong một lần hoặc sử dụng thời gian quá dài. Turmeric sẽ gây ức chế các hoạt chất có lợi khác, đồng thời bạn có thể sẽ bị mắc chứng máu khó đông và các bệnh về sỏi.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu sử dụng song song Aspirin và Turmeric cùng lúc. Vì hai hợp chất này đều khiến máu bạn bị loãng. Tuyệt đối tranh với những người vừa mất máu vì phẫu thuật.

Tính chất của Turmeric là tính cay vì vậy bạn sẽ bị đau bụng nếu sử dụng trong thời gian dài. Bạn nên sử dụng bột Turmeric (bột nghệ) để hợp chất dễ tan, dễ dàng được cơ thể hấp thụ hơn.

KẾT LUẬN

Turmeric không chỉ là một loại gia vị thông dụng mà còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời sức khỏe. Hoạt chất chịu trách nhiệm chính cho những lợi ích của Turmeric là Curcumin - có khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Hàm lượng Curcumin trong củ nghệ hay bột nghệ chỉ khoảng 0.3%, do đó bạn nên sử dụng tinh bột nghệ (2 - 3% Curcumin) hoặc tốt nhất là các chất bổ sung Curcumin dưới dạng viên, bột (95 - 98% Curcumin).

Hy vọng bài viết trên có ích với bạn !

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết
Thu gọn